Tìm kiếm tin tức

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tháng 01: Chỉ thị Về tăng cường công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh đảm bảo ATTP có nguồn gốc động vật trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 15/10/2020
Ngày 09/01/2020 UBND huyện Phú Vang ban hành Chỉ Thị số 02 về việc Về tăng cường công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn huyện trước trong và sau tết Nguyên Đán Canh Tý năm 2020. Nội Dung cụ thể như sau
 
 
CHỈ THỊ
Về tăng cường công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo an toàn thực phẩm
có nguồn gốc động vật trên địa bàn huyện trước trong và sau tết
Nguyên Đán Canh Tý năm 2020
                  

Hiện nay, tình hình thời tiết và dịch bệnh gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp. Mưa rét là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây đổ ngã đối với đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét và dịch bệnh cho vật nuôi vụ Đông Xuân 2019-2020; Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và môi trường sinh thái trên địa bàn huyện trước, trong và sau tết Nguyên Đán Canh Tý năm 2020, UBND huyện yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

- Khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2020 (bao gồm kế hoạch chi tiết về kinh phí, nguồn lực, trang thiết bị, dụng cụ, vắc xin, kế hoạch xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, các mục tiêu, nội dung, giải pháp, hoạt động cụ thể trong công tác phòng, chống dịch; bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2020).

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn chủ chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, dự trữ thức ăn; thực hiện tu sữa, che chắn chuồng trại vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; giữ ấm cho vật nuôi để phòng chống các bệnh về đường hô hấp; cần chú ý chăm sóc gia súc, non và gia súc sinh sản; không chăn thả gia súc, gia cầm khi có rét đậm, rét hại; Khi rét đậm, rét hại có gia súc chết, tiến hành kiểm tra, xác minh, phân loại số chết do rét, đói, dịch bệnh và nguyên nhân khác. Không hỗ trợ thiệt hại do rét đối với những hộ gia đình không thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc đến tận người chăn nuôi. Chủ động xây dựng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, có phương án hỗ trợ kịp thời cho người dân trong việc bảo vệ đàn gia súc.

- Đôn đốc và chỉ đạo công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản và công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; Chỉ đạo công tác tiêm phòng các loại vaccine đạt tỷ lệ cao.

- Tăng cường vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đặc biệt sau các đợt bão lụt, các đợt trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Canh Tý năm 2020.

- Phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành của huyện để thanh kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm qui định phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Canh Tý (2020).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nếu để xảy ra tình trạng gia súc chết do đói, rét, dịch bệnh trên địa bàn do chủ quan, lơ là hoặc chỉ đạo triển khai thực hiện chưa nghiêm túc, quyết liệt.     

2. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện:

- Phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND các xã, thị trấn và các ban ngành liên quan củng cố mạng lưới Thú y cơ sở; phân công cán bộ phối hợp cùng chính quyền địa phương để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; phát hiện nhanh và xử lý kịp thời, dập tắt các ổ dịch gia súc, gia cầm, thủy sản không để lây lan trên diện rộng.

- Tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng; chủ động chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm không để đỗ ngã do đói rét.

- Tổ chức triển khai tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại gốc, các cơ sở giết mổ, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật để chủ động phát hiện và kịp thời xử lý dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Trước, trong và sau tết Nguyên đán, tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động mua bán, giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật tại các chợ và các cơ sở giết mổ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo qui định về chăn nuôi-thú y.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, phối hợp với các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin cảnh báo đến Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và người dân khi có đợt rét dự báo xảy ra; đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện các biện pháp xử lý khi thời tiết bất thường xảy ra. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh ở cơ sở, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện của địa phương.

- Tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với các vùng nguy cơ cao như ổ dịch cũ, hố chôn gia súc, gia cầm bị bệnh, các điểm dự trữ, mua bán, giết mổ, các quầy bán động vật, sản phẩm động vật... Tuyên truyền việc xã hội hóa công tác tiêu độc khử trùng để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.

- Dự phòng đầy đủ các loại hóa chất tiêu độc khử trùng, vaccine, kháng sinh điều trị, các loại vật tư… để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm (khi có dịch xảy ra).

3. Các ngành: Công an huyện, Phòng Kinh tế-Hạ tầng,... phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện tăng cường kiểm tra các hoạt động lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật.

4. Phòng Y tế huyện: Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các Trạm Y tế, các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, theo dõi, đề phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người; có phương án chủ động đối phó kịp thời khi có trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H5N1); phối hợp với các ngành liên quan tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

5. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Y tế đưa tin thường xuyên để nâng cao nhận thức của nhân dân thực hiện tốt các nội dung trên.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Thủ trưởng các Phòng, ban liên quan có kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện thường xuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo về UBND huyện chỉ đạo./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN - KT. CHỦ TỊCH - PHÓ CHỦ TỊCH: Nguyễn Văn Chính (Đã ký)

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.939.396
Truy cập hiện tại 27