Tìm kiếm tin tức

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phú Vang và những điểm đến
     Nét đẹp mỏng manh, duyên dáng của Huế luôn làm xuyến xao bao trái tim dòng dõi Lạc Hồng, để rồi một ngày mai khi đôi chân thèm khát hương vị yên bình nhẹ nhàng nơi cố đô, lại tiếp tục xuôi về miền đất ấy để khoan thai thả hồn vào chốn bình yên. Trong những điểm nhấn nhá tạo nên phong vị của Huế, không thể bỏ qua tuyệt cảnh trữ tình như tranh của đầm Chuồn, nơi in dấu vẻ đẹp huyễn hoặc mê động lòng người nổi danh xứ mộng mơ. Phong cảnh như tranh vẽ ở đầm Chuồn, nét chấm phá xứ mộng mơ - Ảnh: TBone Lê
     Ngôi nhà gỗ lợp mái lá đơn sơ, nơi Bác Hồ từng sống ở làng Dương Nổ (xã Phú Dương, H.Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đem lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc bởi vẻ yên bình, xanh mát cùng những dấu tích của Người.
     Nghề làm nón ở làng Tây Hồ có từ lâu lắm rồi, dễ đến hàng trăm năm nay nhưng phải đến khi chiếc nón bài thơ ra đời ở đây thì nó mới được đến thăm nhiều, đến chơi nhiều. Làng này cũng nhiều gái xinh nhất vùng, xinh nổi tiếng, không biết đã có bao nhiêu chàng trai đến đây rồi mê tít, đắm đuối nét xinh xắn ấy.
     Nếu bạn lần đầu tiên về đầm Chuồn (Thừa Thiên – Huế) và thưởng thức hải sản nơi đây, ắt hẳn bạn sẽ phải thốt lên: “Ngon tuyệt, chẳng nơi nào có được!”.
     Thuộc địa phận thôn Mỹ An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế chỉ 7km, khu du lịch nước khoáng nóng Mỹ An thực sự là một điểm dừng chân hoàn hảo để nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách.
     Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở đây rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ vài trăm đến vài nghìn bộ. Cho đến nay, liễn Chuồn vẫn phát triển và cần khuyến khích.
     Lễ Hội Cầu Ngư là lễ hội của nhân dân làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
     Cùng với kiến trúc, điêu khắc, sơn mài có mặt khắp nơi: từ các đình chùa làng xã, đến đền đài lăng tẩm, cung điện của vua chúa đều được sơn thếp vàng son lộng lẫy. Các vật dụng từ trong dân dã cho đến các gia đình quyền quý, các nhà thờ họ như: Hoành Phi, câu đối, đáp, hộp, kiệu võng, án thư, sạp tử đều được sơn mài tô điểm trang trọng.  
     Hoa giấy Thanh Tiên lâu nay đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế.
     Làng hoa Phú Mậu cách thành phố Huế chưa đến 10km, một vùng đất hiền hòa với những loại hoa đặc trưng của Huế.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.939.396
Truy cập hiện tại 241