Từ ngày 21/3/2023 đến ngày 06/04/2023 đoàn giám sát của Ban kinh tế - xã hội Hội đồng nhân dân huyện Phú Vang thực hiện chuyên đề giám sát “Công tác quản lý vốn vay và sử dụng kinh phí uỷ thác của NHCSXH” tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện, các hội đoàn thể cấp huyện và các xã, thị trấn.
Qua giám sát, đoàn đã nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại đối với công tác quản lý vốn vay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Vang và sử dụng quỹ ủy thác của các đơn vị nhận ủy thác. Với nguồn vốn ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể đến thời điểm 31/12/2022 là 355 tỷ và số phí ủy thác hàng năm các cấp hội nhận được tương đối lớn cần phải có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng quỹ ủy thác một cách hợp lý, hiệu quả. Từ đó, đoàn đã kiến nghị một số nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới như sau:
1. Đối với cấp tỉnh, Chính phủ:
- Đề nghị cần tiếp tục có cơ chế tín dụng khác phù hợp để tạo điều kiện cho người dân các xã đã ra khỏi danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo Quyết định 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Chính phủ tiếp tục được duy trì vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nâng mức cho vay đối với chương trình Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn từ tối đa 50 triệu đồng đối với hộ gia đình lên 100 triệu đồng mà không phải đảm bảo tiền vay; nâng mức cho vay chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn lên 25 triệu đồng/01 công trình để phù hợp với chi phí thực tế.
2. Đối với Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện:
- Đề nghị cân đối bổ sung thêm nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là đối với Chương trình cho vay giải quyết việc làm để góp phần tạo việc làm, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
3. Đối với cấp xã:
- Đề nghị cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn vay và sử dụng phí ủy thác theo quy chế đề ra. Đồng thời chỉ đạo trong bình xét cho vay đúng đối tượng được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần thực hiện thành công Chương trình giảm nghèo bền vững.
- Chỉ đạo các hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền tới cán bộ, hội viên về chính sách ưu đãi của Chính phủ và những quy định, thủ tục cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội, những gương điển hình sử dụng vốn vay có hiệu quả để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế; tăng cường công tác tự kiểm tra và đánh giá việc quản lý vốn ủy thác tín dụng và sử dụng phí ủy thác.
4. Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân huyện:
- Phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội huyện thường xuyên kiện toàn Tổ tiết kiệm và vay vốn theo đúng quy định, đồng thời tăng cường tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở, các Tổ TK&VV.
- Thực hiện quản lý sử dụng phí ủy thác đảm bảo theo quy chế và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn ủy thác tín dụng và sử dụng phí ủy thác đối với các Hội cơ sở.
5. Đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện:
- Có kế hoạch để bổ sung nguồn vốn vay các chương trình, giải ngân kịp thời vốn vay để phát triển sản xuất đúng thời vụ; đồng thời tăng cường kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích để phát huy hiệu quả nguồn vốn.
- Kịp thời cung cấp danh sách trường hợp nợ quán hạn, xâm tiêu, chiếm dụng vốn (nếu có) đến các cấp hội ủy thác để nắm bắt và phối hợp xử lý kịp thời.
Bạch Thị Huyền Trâm
PGD NHCSXH huyện Phú Vang