Tìm kiếm tin tức

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm quý III năm 2020
Ngày cập nhật 27/10/2020

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ

tướng Chính phủ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm quý III năm 2020.

 

 

Thực hiện Công văn số: 2506 /BCĐ-SYT ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế về việc báo cáo thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg quý III năm 2020, huyện Phú Vang báo cáo kết quả thực hiện quý III năm 2020 như sau:

I. Tình hình tổ chức thực hiện:

1. Về công tác lãnh, chỉ đạo:

- Thực hiện quyết định 165/QĐ-BCĐ ngày 29/8/2020 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Bộ tiêu chí mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang đã ban hành Thông báo số 395/TB-UBND ngày 01/9/2020 về phân công cán bộ , công chức tham gia Đoàn Kiểm tra đánh giá Bộ tiêu chí mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid -19 trong trường học trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

            - Chỉ đạo Phòng Y tế huyện thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 19 xã, thị trấn.

  - Chỉ đạo UBND 19 xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

2. Công tác tuyên truyền, phòng chống ngộ độc thực phẩm:

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa – Thông tin, Trung tâm văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện thường xuyên tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm hiểu biết cách  phòng chống ngộ độc thực phẩm.

- Chỉ đạo Phòng Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tăng cường các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, không để xảy ra các vụ ngộ độc lớn về an toàn thực phẩm, hạn chế thấp nhất ca tử vong do ngộ độc thực phẩm, chủ động xử lý hiệu quả khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính:

- Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường công tác thanh kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kiên quyết xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg.

- Trong quý III năm 2020 trên địa bàn huyện đã thành lập 03 đoàn kiểm tra 77 trường học, trong đó 74 trường đạt loại tốt và 03 trường đạt loại khá.

II. Đánh giá chung:

1. Thuận lợi:

- Trong thời gian qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP huyện được củng cố và duy trì, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các xã, thị trấn được kiện toàn, năng lực quản lý trong lĩnh vực VSATTP từ huyện đến các xã, thị trấn từng bước được nâng cao.

- Hầu hết các trường đều đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, nước súc miệng, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch.

- Đối với trường có tổ chức bếp ăn bán trú: Thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng từ nguồn gốc thực phẩm, lưu mẫu thức ăn 24 giờ, công khai thực đơn hàng ngày.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP đã bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng.

2. Khó khăn:

- Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý VSATTP ở mức quá thấp; trang thiết bị kiểm nghiệm còn thiếu và lạc hậu; thiếu các phương tiện kiểm tra cơ động và trang thiết bị kiểm tra nhanh.

- Quản lý đối tượng được cấp giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện còn hạn chế và bất cập do tỉnh cấp mà huyện quản lý nhưng chưa phối hợp (tỉnh cấp mà không thông báo cho huyện biết).

- Công tác kiểm tra đã được đẩy mạnh nhưng chưa ngăn chặn triệt để việc sử dụng hóa chất độc hại, chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến và bảo quản thực phẩm. Việc xử phạt vi phạm hành chính ở một số ngành còn nương nhẹ, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.

III. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

- Tiếp tục tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, định kỳ, đột xuất và hậu kiểm, đẩy mạnh áp dụng hình thức thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm, công khai cơ sở vi phạm trên Đài truyền thanh của huyện; thường xuyên cập nhật tin bài về hoạt động an toàn thực phẩm, văn bản quy phạm pháp luật liên quan lên trang thông tin điện tử của huyện; xử lý nghiêm những cá nhân buông lỏng quản lý, bao che cho những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.

- Nắm chắc quy trình xử lý vụ ngộ độc, triển khai ứng phó kịp thời các tình huống khi ngộ độc xảy ra, hạn chế mức thấp nhất tử vong do ngộ độc thực phẩm.

          IV. Đề xuất, kiến nghị:

- Ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm thực phẩm an toàn.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về VSATTP, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý VSATTP, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.

- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành tăng cường công tác quản lý theo ngành dọc, cụ thể là các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên thị trường, chỉ đạo tăng cường kiểm tra chuyên ngành.

- UBND tỉnh sớm ban hành văn bản phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng cấp quản lý, đối tượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

 

Tập tin đính kèm:
Phòng Y tế huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Báo cáo ATVSTP - Môi trường
 
Báo cáo đất đai, DS, lao động
 
Báo cáo KTXH
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.974.255
Truy cập hiện tại 718