Tìm kiếm tin tức

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo cáo Kết quả thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm năm 2020
Ngày cập nhật 23/06/2020
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm năm 2020

 

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm;
Trung tâm Y tế đã triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quý 1 năm 2020, kết quả thực hiện như sau:
I. Công tác tham mưu, chỉ đạo:
- Chỉ đạo 20 Trạm Y tế xã, thị trấn tham mưu UBND xã, thị trấn:
+ Triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
+ Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong Tết Nguyên Đán, phòng chống bệnh CVID-19.
+ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm.
+ Tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm phòng chống các bệnh truyền qua thực phẩm.
+ Phối hợp với văn hóa thông tin xã, thị trấn triển khai công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm.
II. Công tác truyền thông:
- Tại huyện:
+ Tuyên truyền qua hệ thống website của Trung tâm Y tế.
+ Tổ chức 06 buổi nói chuyện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm không sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, …
+ Phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Vang tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, tuyên truyền các văn bản pháp luật về ATTP.
- Phân phối băng rôn, khẩu hiệu, áp-phích, tờ gấp, băng đĩa...
- Tại xã, thị trấn:
+ Đa dạng công tác tuyên truyền về mặt nội dung và hình thức: tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp; qua hệ thống loa phát thanh, pano, áp phích, phân phối tờ rơi...
+ Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
III. Giám sát ngộc độc thực phẩm:
Công tác giám an toàn thực phẩm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm được triển khai thường xuyên, trong quý 1/2020 chưa xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm nào.
IV. Công tác kiểm tra VSATTP:
- Chỉ đạo 19 Trạm Y tế xã, thị trấn tham mưu UBND xã, thị trấn thành lập 23 đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP, kết quả như sau:
 
Stt
Cơ sở thực phẩm
Số cơ sở được kiểm tra
Số cơ sở đạt
Tỷ lệ đạt %
1
Sản xuất, chế biến
04
04
100
2
Kinh doanh
54
54
100
3
Dịch vụ ăn uống
275
240
87.3
Tổng cộng:
333
298
89.5
 
V. Thuận lợi, khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Việc đảm bảo VSATTP ngày càng được cải thiện do có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ huyện đến xã, thị trấn.
 2. Khó khăn:
- Hệ thống báo cáo còn chồng chéo, chưa cập nhật kịp thời.
- Trạm y tế có viên chức chuyên trách VSATTP nhưng chỉ làm công tác chuyên môn nên công tác quản lý, tham mưu thực hiện kế hoạch còn hạn chế, cần có công chức xã/ thị trấn phụ trách quản lý.
- Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phần lớn nhỏ lẻ nên việc đảm bảo các điều kiện VSATTP chưa được chú trọng.
VI. Đề xuất, kiến nghị:                
Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban ngành trong công  tác quản lý an toàn thực phẩm.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Báo cáo ATVSTP - Môi trường
 
Báo cáo đất đai, DS, lao động
 
Báo cáo KTXH
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.939.396
Truy cập hiện tại 376