Tìm kiếm tin tức

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kết quả thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018.
Ngày cập nhật 17/12/2018

Thực hiện Công văn số: 3147/BCĐ-SYT ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2017,Ủy ban nhân dân huyện  Phú Vang báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2018 như sau:

I. Tình hình tổ chức thực hiện

1. Về công tác lãnh, chỉ đạo:

- Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Phú Vang đã họp triển khai và kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) huyện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện và chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện kiện toàn Ban chỉ đạo VSATTP theo tinh thần của Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016.

- Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện và các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

            - Chỉ đạo Phòng Y tế huyện thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn 20 xã, thị trấn.

  - Chỉ đạo UBND 20 xã, thị trấn thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg,tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm travệ sinh an toàn thực phẩmtrên địa bàn.

 - Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm, phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm

2. Công tác tuyên truyền, phòng chống ngộ độc thực phẩm:

- Tại tuyến huyện:

+ Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài phát thanh huyện tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong các ngày lễ lớn: Tết Âm lịch; Tháng hành động; Tết Trung Thu.

+ Chỉ đạo Phòng Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tăng cường các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, không để xảy ra các vụ ngộ độc về an toàn thực phẩm, hạn chế thấp nhất ca tử vong do ngộ độc thực phẩm, chủ động xử lý hiệu quả khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

+ Chỉ đạo Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài phát thanh huyện thường xuyên tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm hiểu biết cách  phòng chống ngộ độc thực phẩm.

+ Tuyên truyền qua hệ thống website của Trung tâm Y tế, tổ chức truyền thong, tuyên truyền qua nói chuyện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng…

+ Tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Trong năm 2017 đã tổ chức 08 lớp tập huấn về an toàn thực phẩm với 248 người tham gia.

+ Tổ chức xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở định kỳ hàng tuần tại Trung tâm Y  tế và tại xã, thị trấn, đã cấp 123 giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.

- Tại tuyến xã, thị trấn:

+ Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức hiểubiết về pháp luật, luật an toàn thực phẩm, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nhất là trong các lễ hội, dịptết Âm lịch; Tháng hành động; Tết Trung Thu…

+ Công tác tuyên truyền đa dạng về mặt nội dung và hình thức, tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp, qua hệ thống đài phát thanh, loa phát thanh, pano, áp phích, phân phối tờ rơi...về kiến thức VSATTP, luật an toàn thực phẩm.

3. Công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cấp huyện quản lý:

STT

Loại hình

Số cơ sở quản lý

Số cơ sở được cấp GCN ĐĐK ATTP

Tỷ lệ

1

Dịch vụ ăn uống

64

53

82,8%

 

 

4. Việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

STT

Loại hình

Huyện quản lý

Xã/TT quản lý

Số cơ sở

Ký cam kết

Tỷ lệ

Số cơ sở

Ký cam kết

Tỷ lệ

1

BĂTT

67

64

95,5%

05

05

100%

2

DVĂU

14

12

85,7%

646

604

93,5%

Tổng cộng

81

76

93,8%

651

609

93,5

 

5. Tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm:

- Công tác đảm bảo VSATTP được triển khai thường xuyên, công tác giám sát bữa ăn đông người, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm được  tăng cường; công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở và công tác tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đến người dân được đẩy mạnh.

- Trên địa bàn huyện từ đầu năm 2017  đến 30/11/2017 có 02 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra: Ngày 14/6/2017 xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm  tại thôn Tây Trì Nhơn xã Phú Thượng có 05 người mắc nghi do ăn kẹo mút hiệu Chupa Chúp. Ngày5/8/2017 xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại Thôn 4 xã Vinh Hà có 15 trường hợp mắc do ăn chè thâp cẩm các loại đậu.

- Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và các ban ngành liên quan đã tập trung xử lý dứt điểmhậu quả, kịp thời xử lý môi trường không để trường hợp nào tử vong.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính:

- Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương thường xuyên tăng cường công tác thanh kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kiên quyết xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg.

- Công tác kiểm tra ATTP

 

Tt

Nội dung

Số lượng

1

Số đoàn kiển tra

65

2

Số cơ sở được kiểm tra

763

3

Số cơ sở đạt

505

4

Số cơ sở vi phạm bị xử lý

65

 

- Qua kiểm tra, phát hiện thấy các vi phạm chủ yếu là cơ sở vi phạm về điều kiện chưa đảm bảo VSATTP, chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

II. Đánh giá chung:

          1. Thuận lợi:

- Trong thời gian qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP huyện được củng cố và duy trì, hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP các xã, thị trấn được kiện toàn, năng lực quản lý trong lĩnh vực ATVSTP từ tuyến huyện đến tuyến xã từng bước được nâng cao.

- Sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện đến xã, thị trấn nên thời gian qua công tác đảm bảo VSATTP ngày càng được cải thiện.

- Sự phối hợp giữa UBND huyện và Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện theo chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.

- Mặc dù cán bộ công tác VSATTP còn rất ít nhưng công tác thanh kiểm tra được tăng cường hơn trước, góp phần nâng cao kiến thức VSATTP trên tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP đã bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

2. Khó khăn:

- Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn quản lý ATTP còn chưa hoàn thiện; lực lượng cán bộ quản lý, kiểm tra  ATTP còn thiếu, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, mức phạt chưa đủ sức răng đe; tuyến xã, thị trấn cán bộ làm công tác VSATTP chỉ kiêm nhiệm. Do vậy, công tác quản lý VSATTP tuyến xã, thị trấn còn hạn chế về nhiều mặt (cán bộ chuyên trách, kinh phí).

- Đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý ATTP còn hạn chế: kinh phí đầu tư cho công tác quản lý ATTP ở mức quá thấp; trang thiết bị kiểm nghiệm còn thiếu và lạc hậu; thiếu các thông tin về kỹ thuật, thiếu các phương tiện kiểm tra cơ động và trang thiết bị kiểm tra nhanh.

- Phần lớp cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo mùa vụ nên việc đảm bảo VSATTP còn nhiều hạn chế.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.939.396
Truy cập hiện tại 475